Subscribe to Updates

    Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

    What's Hot

    Một số lưu ý khi thuê container lạnh mà bạn không thể bỏ qua

    Sáng tạo nhà vệ sinh di động từ những mẫu thùng container 

    Vì sao nên chọn container lạnh và các loại rơ mooc

    Facebook Twitter Instagram
    Trà Xanh
    • Trang Chủ
    • Blog
    • Công Nghệ
    • Tin Tổng Hợp
    • Sức Khỏe – Làm Đẹp
    • Kinh tế- Tài chính
    • Phương tiện
    • Vi vu
    Facebook Twitter Instagram
    Trà Xanh
    Home»Sức khỏe- Làm đẹp»Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét 
    Sức khỏe- Làm đẹp

    Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét 

    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét là hiện tượng thường gặp khiến nhiều bố mẹ lo lắng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và để lâu dài sẽ có tác động đến sức khỏe của trẻ. Vậy nguyên nhân hay cách cải thiện tình trạng này như thế nào? Các bạn có thể theo dõi bài viết này để có hướng điều chỉnh phù hợp nhé

    1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình khóc thét khi ngủ

    Bé dưới 3 tháng tuổi thường có giấc ngủ không được liên tục. Trẻ có thể khóc, thức dậy thường xuyên bởi dễ đói, muốn đại tiểu tiện nhiều lần hoặc nơi ngủ không được thoải mái… Đây là tình trạng bình thường và thường gặp ở hầu hết các bé còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét thì bố mẹ nên cẩn thận vì rất có thể bé đang gặp một số bệnh lý nào đó.

    trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét

    – Phản xạ tự nhiên

    Trẻ sơ sinh khi ngủ hay giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên sau khi được sinh ra. Bởi khi còn ở bên trong bụng mẹ, bé đã quen với môi trường ấm áp, yên tĩnh và an toàn. Khi mới chào đời, những tiếng ồn xung quanh hay cảm giác lạc lõng bất an dễ khiến bé sinh ra phản xạ giật mình như là bản năng để trấn an bản thân.

    – Trẻ gặp ác mộng

    Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét có thể liên quan đến giấc mơ. Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhanh và đó gọi là là những giấc ngủ nhanh hay còn gọi là REM. Đây là lúc mà giấc mơ thường xảy ra nhất.

    Bé lúc này thường có hiện tượng co, gập người, mi mắt nhấp nháy, hơi thở không đều, ngủ không yên giấc, cựa quậy thường xuyên như sắp thức dậy. Cuối cùng bé thường thức dậy hẳn và khóc thét thất thanh kèm theo sự khó chịu.

    – Trẻ bị thiếu canxi

    Điều này nghe có vẻ không liên quan nhưng khi canxi không được đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể thì quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này sẽ làm cản trở quá trình sản xuất melatonine. Đây là một chất tạo cảm giác thư giãn và đem lại giấc ngủ ngon. Do đó, thiếu canxi cũng là nguyên nhân khiến giấc ngủ của trẻ sơ sinh không ngon, hay giật mình khóc thét.

    – Hội chứng quấy khóc

    Quấy khóc là hội chứng thường gặp, khoảng 20% trẻ sơ sinh sẽ có hội chứng này, trong dân gian thường gọi là khóc dạ đề. Đặc điểm của hội chứng này là vào ban đêm khi ngủ, trẻ thường hay giật mình, bị thức giấc và khóc dữ dội. Thông thường, việc quấy khóc này không ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe và sẽ hết khi được vài tháng tuổi. 

    – Trẻ bị bệnh

    Bệnh tật là một trong những nguyên nhân thường thấy không chỉ khiến trẻ sơ sinh mà cả người lớn khi ngủ hay giật mình.Trong quá trình say giấc, một cơn đau bất chợt hay sự khó chịu nào đó có thể làm cho bé khó chịu thức dậy và quấy khóc.

    Một số bệnh lý trẻ sơ sinh dễ mắc phải như đau bụng, viêm họng, đặc biệt phổ biến nhất là chứng trào ngược dạ dày thực quản với các biểu hiện như giật mình, ngủ hay vặn mình, khóc đêm. Ngoài ra, nếu não bộ có những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng cũng có thể khiến trẻ bị giật mình và khóc thét.

    – Một số nguyên nhân khác

    trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét

    Hiện tượng trẻ ngủ hay giật mình khóc thét có thể liên quan đến một số vấn đề về thể chất như:

    + Buổi đêm bé rất nhanh đói, cần thức dậy 3-4 lần để bú sữa mẹ. Vì vậy bị đói cũng có thể khiến bé giật mình thức giấc khóc lóc đòi bù.

    + Tã quá ướt cũng là nguyên nhân khiến bé cảm thấy khó chịu, dễ bị lạnh và giật mình tỉnh giấc. 

    + Chỗ ngủ không được thoải, không được êm ái hay không gian quá nóng, quá lạnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ.

    + Thiếu sự ấm áp, vỗ về hay cảm giác sự an toàn của mẹ nên bé cũng có thể giật mình và bắt đầu khóc.

    1. Cải thiện tình trạng hay giật mình khóc thét ở trẻ sơ sinh

    Không có bố mẹ nào lại không thấy sốt ruột và đau lòng khi con mình hay giật mình, khóc đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tuy nhiên hiện nay chưa có biện pháp chính thống nào để khắc phục hiện tượng này của trẻ. Nhưng bố mẹ có thể áp dụng một số lưu ý dưới đây để cải thiện giấc ngủ ngon cho bé.

    trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét

    – Hình thành thói quen ngủ tốt cho trẻ và giúp trẻ phân biệt được ngày và đêm. 

    Ban ngày, khi bé ngủ, bố mẹ không nên đóng cửa quá tối mà nên mở hé cửa cho ánh sáng vừa đủ vào phòng. Cũng không cần lo lắng về mọi tiếng ồn thường ngày như tiếng tivi, máy giặt để cho bé làm quen dần. Đồng thời bố mẹ cũng dành thời gian chơi với trẻ. Còn ban đêm, bố mẹ nên giữ phòng ngủ tối, không gian yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn để trẻ tập trung ngủ.

    – Để cho trẻ tự ngủ 

    Bố mẹ có thể cho trẻ ngủ bằng giường cũi trẻ em và nên để bé ngủ vào một giờ cố định. Sắp xếp lịch bú hoặc cho bé ăn vào khung giờ phù hợp để trẻ không bị đói dẫn đến quấy khóc hoặc quá no khiến bé khó ngủ.

    – Thiết kế không gian ngủ tốt nhất

    Bố mẹ nên chuẩn bị chỗ ngủ êm ái, nhiệt độ ổn định, không gian không quá ồn ào và tránh ánh sáng quá mạnh.

    – Bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh chỗ ngủ của con để tránh côn trùng xâm nhập giúp bé không bị đốt gây khó chịu, giật mình.

    – Chọn loại tã phù hợp với làn da của bé, khả năng thấm hút tốt, mềm mại giúp con có giấc ngủ ngon.

    – Cho trẻ tắm nắng thường xuyên và cho bé hấp thu nhiều thực phẩm cần thiết để cung cấp đủ lượng vitamin D và canxi.

    Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét chắc chắn khiến các ông bố bà mẹ phải đau đầu lo lắng mà giấc ngủ của bố mẹ cũng không được yên. Vì vậy bố mẹ nên theo dõi và nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng của trẻ để có phương pháp cải thiện kịp thời nhé. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

     

    sức khỏe trẻ em
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email

    Related Posts

    Các món canh bổ dưỡng của người Hoa

    Tháng Bảy 15, 2021

    Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú

    Tháng Bảy 15, 2021

    Ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng gì? Ăn như thế nào là tốt?

    Tháng Sáu 23, 2021

    Mùa đông để điều hoà bao nhiêu độ thì thích hợp

    Tháng Sáu 23, 2021
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • Một số lưu ý khi thuê container lạnh mà bạn không thể bỏ qua
    • Sáng tạo nhà vệ sinh di động từ những mẫu thùng container 
    • Vì sao nên chọn container lạnh và các loại rơ mooc
    • Tất tần tật những thông tin hữu ích về xs Power chuẩn nhất
    • Du học THPT New Zealand – Mở rộng tương lai cùng Edutime
    • Dịch vụ giặt ghế sofa tại nhà Tphcm sạch sẽ – nhanh chóng
    • Tổng Hợp 5 Ý Tưởng Thiết Kế Nhà Vườn Đẹp Hiện Đại Nhất 2022
    • Có kiếm tiền TikTok được không? Lý do nên kiếm tiền từ TikTok
    • Kết quả xổ số Vĩnh Long mở thưởng vào thứ mấy trong tuần?
    • Sâm Đông Trùng MHG – Bí quyết cường thân hộ thể từ 2 dược liệu quý
    TOP REVIEW

    Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú

    By Quản Lý Tài Chính

    Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét 

    By Quản Lý Tài Chính

    Ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng gì? Ăn như thế nào là tốt?

    By Quản Lý Tài Chính

    Mùa đông để điều hoà bao nhiêu độ thì thích hợp

    By Quản Lý Tài Chính

    Subscribe to Updates

    Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

    Trà Xanh
    Facebook Twitter Instagram Pinterest Vimeo YouTube
    • Giới thiệu
    • Liên hệ
    • Chính sách
    © 2022 Traxanh. Designed by Traxanh.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.